Giỏ hàng

Cách nấu Lẩu gà tiềm Đông Trùng Hạ Thảo

Bạn đang suy nghĩ món ngon để nấu đãi cả nhà vào ngày cuối tuần sau những ngày làm việc mệt mỏi?

Các chị em nội trợ thường hay phải suy nghĩ cách nấu một món ăn dinh dưỡng và đổi khẩu vị khác với các món cơm thường ngày, thì món lẩu chính là "vị cứu tinh" cho thực đơn đổi vị của các gia đình. Món lẩu rất dễ chế biến, linh hoạt trong các thành phần rau nhúng lẩu, đặc biệt là không gây ngán và rất kích thích vị giác ăn ngon. 

Ý An xin giới thiệu đến các bạn cách nấu Lẩu gà tiềm Đông Trùng Hạ Thảo - Món ăn vị thuốc bổ dưỡng mà bất cứ ai cũng sẽ thích thú với vị nước lẩu tiềm lạ và ngon này. 

 

1. Công dụng của đông trùng hạ thảo theo Đông Y và Tây Y

Đông trùng hạ thảo ở Trung Quốc từ xa xưa đã được dùng để bồi bổ sức khỏe cho người và hỗ trợ hàng loạt bệnh tim, thận, huyết áp, tiểu đường, vi khuẩn, virus và cả ung thư. Trung Quốc rất quý loại nấm này và quý hơn cả Nhân sâm. Vào thời điểm xa xưa, lúc đó nó đắt hơn gấp 4 lần trọng lượng bạc, sau này Đông Trùng Hạ Thảo càng được quý trọng hơn ở Trung Quốc trong phương thuốc bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ cho chữa bệnh. 

Đông y và Tây y có những phương pháp xử lý khác biệt nhưng điểm chung của cả 2 phương pháp là đều thấy được tiềm năng dược lý có trong Đông trùng Hạ thảo, áp dụng vào thực tiễn hỗ trợ nâng cao sức khỏe mang lại hiệu quả tích cực.

Theo Đông y: Nấm Đông trùng Hạ thảo được coi là một dược liệu truyền thống của Trung Quốc và hỗ trợ đẩy lùi nhiều bệnh nan y. Đông trùng Hạ thảo hỗ trợ đẩy lùi các chứng rối loạn lipid máu, viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm thận mạn tính, suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính và thiểu năng sinh dục. Tại Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc), nấm Đông trùng Hạ thảo đã được dùng để hỗ trợ cải thiện liệt dương có hiệu quả tốt.

Theo Tây y: Các hoạt chất dược liệu của loại nấm Cordyceps Militaris ứng dụng trong hỗ trợ đẩy lùi ̣bệnh và nâng cao sức khỏe con người, có thể kể đến như polysccharide, adenosine, beta-glucan, acid cordycepic, … có vai trò trong ức chế khối u, kháng viêm, chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường miễn dịch, …

Đông trùng hạ thảo là loại thảo dược có hàm lượng dược tính cao, với các hoạt chất cordycepin, adenosine và 17 loại axit amin cơ bản, các nguyên tố vi lượng và các loại vitamin A, C, D, E, K, B1, B2… các khoáng chất Ca, Fe, Zn, Mn, Cu… nên có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết bồi bổ cho cơ thể. Đồng thời đông trùng hạ thảo còn giúp làm gia tăng ATP (Ađênôzin triphôtphat — nguồn năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào) và oxy, làm tăng cường trao đổi chất, giúp cho người sử dụng luôn khỏe mạnh và không bị các triệu chứng mệt mỏi. 

>>> Xem thêm: 

2. Thảo dược Thuốc bắc để tiềm lẩu

Các loại thảo dược thuốc bắc kết hợp với các nguyên liệu như gà, dê, nấm, bò… đều là những nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng, cộng với tác dụng hỗ trợ chữa bệnh của thuốc bắc sẽ tạo ra một món ăn vô cùng bổ dưỡng cho cả gia đình. Chỉ cần kết hợp từ  5 – 7 loại thuốc là bạn đã có thể nấu nồi lẩu thảo dược tiềm thơm ngon cho cả gia đình.

Lẩu tiềm thường được nấu từ các loại thảo dược vị thuốc như: kỉ tử, táo tàu, sâm hoa kỳ, bạch chỉ, thục địa, ngọc trúc, nhãn trúc, gừng, bắc hoàng kỳ, xuyên khung, đỗ trọng, hoài sơn bắc, … Mỗi loại thảo mộc vị thuốc lại có công dụng khác nhau. Ví dụ như:

  • Kỷ tử: có tác dụng bổ huyết, bổ âm dương, làm sáng mắt… Đây là loại vị thuốc phổ biến, có mặt trong tất cả các món lẩu thuốc bắc.
  • Sâm hoa kỳ: có tác dụng bổ nguyên khí, tốt cho tiêu hóa, dạ dày, giúp cơ thể khỏe mạnh…
  • Ngọc trúc: vị thuốc này có rất nhiều tác dụng, đặc biệt tốt cho người bị suy nhược cơ thể, sau phẫu thuật, người mới ốm dậy, người bị tiểu đường hay đau họng, nóng dạ dày…
  • Đương quy: đây là vị thuốc cực kỳ tốt cho phụ nữ, bổ máu, giúp điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tuần hoàn não…
  • Táo tàu: có tác dụng giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn…
  • Nhãn nhục: cũng có tác dụng giúp ngủ ngon, tốt cho người bị suy nhược thần kinh, ngủ không ngon giấc.

Thuốc bắc là cách gọi chung cho nguyên liệu tổng hợp các loại thảo dược khai thác từ thiên nhiên có tác dụng dược lý tốt cho sức khỏe. Trong đó có từ 5 - 7 loại thuốc, dùng để nấu gà tiềm thuốc bắc hay hầm các loại thực phẩm khác..vv. Các loại thuốc Bắc có nguồn gốc thực vật nói chung, hay được phơi khô, tẩm sấy. Tuy nhiên cũng có vị thuốc Bắc được giữ tươi như nhân sâm chẳng hạn. Các loại có nguồn gốc động vật có thể được đem sấy khô.

Ngày nay rất nhiều người sử dụng các nguyên liệu thuốc Đông Y vào thức ăn hằng ngày để bồi bổ. Ví dụ như: Gà hầm thuốc Bắc, Vịt om thuốc bắc, Lẩu có thêm vị thuốc bắc,… Đây là những thảo mộc rất thích hợp dùng cho người suy nhược cơ thể, người khí huyết hư suy, huyết áp thấp nên hay chóng mặt hoa mắt, đau đầu, da dẻ xanh xao, phụ nữ có thai và sau khi sinh, người sau khi ốm nặng. Ngoài ra, món ăn này cũng đáp ứng nhu cầu dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe…

Những vị thuốc này không phải để chữa bệnh triệt để mà bồi bổ hằng ngày. Vậy nên, "Hãy để thuốc trở thành thức ăn và thức ăn trở thành thuốc của bạn", chúng ta nên bổ sung vào những bữa ăn hằng ngày với các vị thuốc có lợi cho sức khỏe, mỗi ngày mỗi chút ít vị thuốc sẽ thanh lọc dần cơ thể với những bệnh tật mệt mỏi, đặc biệt tránh tình trạng đột quỵ vì lao lực quá sức. 

>>> Xem thêm: 

3. Cách làm lẩu gà tiềm đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu chế biến:

  • Gà ta: con khoảng 1-1,5kg. 
  • Loại rượu trắng từ gạo: Khoảng 1 chén nhỏ để khử mùi gà
  • Đông trùng hạ thảo: 5-7gr sấy thăng hoa hoặc 80gr loại tươi.
  • Kỉ tử: 5gr.
  • Táo đỏ, táo đen: 5gr.
  • Đẳng sâm
  • Hạt sen
  • Nấm hương
  • Một số nguyên liệu khác: mì chính, gừng tươi, nước mắm, hạt nêm…

Sơ chế:

  • Gà ta làm sạch: đem vặt lông, bổ hết nội tạng, rửa sạch cả trong lẫn ngoài, sau đó chặt bỏ phần đầu. Khử mùi gà: hoà giấm với muối theo tỉ lệ 2 muối:1 giấm, sau đó chà xát muối và giấm lên khắp mình gà từ trong ra ngoài khoảng 1 phút rồi rửa thật kỹ với nước lại lần nữa. 
  • Nấm hương, đẳng sâm, hạt sen, kỉ tử, táo đỏ, táo đen: đem rửa sơ qua, để ráo.
  • Đông trùng hạ thảo tươi: lặt quả thể để riêng, bỏ đế. Lưu ý: không nên rửa nấm đông trùng hạ thảo tươi hoặc sấy thăng hoa, vì các sản phẩm này được nuôi trong môi trường vô khuẩn và đóng gói vô trùng. Rửa qua nước có thể giảm bớt dược chất bào tử có trên thân nấm đông trùng. 

Cách chế biến:

  • sau khi làm sạch, ướp cùng nước mắm nhĩ nguyên chất, ít muối, ít đường, ít bột ngọt để thấm 30 phút.
  • Sau khi gà ướp thấm, lấy khăn sạch lau khô gia vị. Chiên gà nguyên con đã ướp trên lửa lớn. Bí quyết chiên gà: dùng vợt đảo đều gà liên tục, không để yên một chỗ tránh gà bị cháy xém, da gà sẽ vàng giòn đều và chín đều. 
  • Bắt nồi nước dùng đun sôi. Sau đó cho gà đã chiên vào. Thêm vào nồi hầm: Nấm hương, đẳng sâm, hạt sen, kỉ tử, táo đỏ, táo đen. Cho một ít muối và bột ngọt để nước dùng có vị mặn nhẹ, không nên nêm gia vị lúc mới bắt đầu hầm vì nước dùng sẽ dễ bị chua.
  • Sau khi hầm được 30 phút, tiếp tục cho đông trùng hạ thảo vào khâu cuối cùng đảo sơ. Nêm gia vị vừa ăn. Sau đó, có thể phục vụ sang nồi lẩu. 
  • Món lẩu gà tiềm đông trùng hạ thảo được dùng kèm với rau xà lách xoong rất ngon. 

4. Món ăn lẩu gà tiềm đông trùng hạ thảo chuẩn vị

Tiêu chuẩn món ăn: Món ăn lẩu gà tiềm đông trùng hạ thảo chuẩn vị là khi gà có vị thơm da gà tẩm nước mắm chiên, không nứt da, nên hầm trên lửa nhỏ vừa, lửa lớn sẽ làm nứt da gà, thịt gà ngon ngọt. Nước dùng thơm mùi tiềm thảo dược và vị ngọt của các loại thuốc thảo dược.
Vị ngon kết hợp của đông trùng hạ thảo cùng kỉ tử, táo đỏ nên nước dùng rất thơm và có vị ngọt thanh tao không gắt. 
Món lẩu nên ăn nóng để đảm bảo dinh dưỡng và hương vị thơm ngon nhất. 

5. Tác dụng dinh dưỡng của món ăn lẩu gà tiềm đông trùng hạ thảo

  • Giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết và hỗ trợ nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng, đồng thời giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng cân nhanh hơn, khỏe mạnh hơn.
  • Giúp cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon, giảm mệt mỏi, căng thẳng do công việc; cải thiện tinh thần sáng suốt và minh mẫn hơn.
  • Giúp tăng cường tuần hoàn máu, bổ khí huyết cho người thiếu máu, người mới phẫu thuật hoặc các bà mẹ sau sinh.
  • Chống lão hóa da, giảm sắc tố xấu, làm đẹp, mịn màng cho làn da, cải thiện sức khỏe cho phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Phục hồi sức khỏe, làm liền vết thương nhanh chóng cho người mới ốm dậy, bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, hóa – xạ trị trong thời gian dài.

---------

Trên đây là cách chế biến món lẩu gà tiềm đông trùng hạ thảo chuẩn vị và chuẩn dinh dưỡng Ý An giới thiệu đến bạn. Hãy note lại và thực hiện ngay tại nhà để giúp bồi bổ sức khỏe cho cả gia đình nhé. 

Ý An chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm: 

FAQS

Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp, bạn vui lòng truy cập vào link để tra cứu thông tin cần thiết. Nếu không tìm thấy thông tin mong muốn, vui lòng chat với nhân viên tư vấn.