Giỏ hàng

8 Vị Thuốc Đông Y Trong Ẩm Thực Hằng Ngày

Thuốc Đông y được biết đến là loại thuốc được bào chế bởi người phương Đông. Nếu nguyên liệu để làm thuốc Tây y bao gồm dược chất, dược liệu, tá dược và vỏ nang thì thuốc Đông y lại được bào chế từ đa số các loại thảo mộc như: Hoa, quả, thân cây, lá, rễ cây,… Nguyên liệu thu hái về sẽ được phơi hoặc sấy khô và sau đó được gọi là dược liệu

Ý An xin giới thiệu cho các bạn 8 vị thuốc Đông Y trong ẩm thực hằng ngày kèm tác dụng và gợi ý các món ăn có thể bạn chưa biết:

8 vi thuoc Dong Y trong am thuc hangngay

1. Thuốc Đông y là gì? 

Thuốc Đông y được biết đến là loại thuốc được bào chế bởi người phương Đông. Nếu nguyên liệu để làm thuốc Tây y bao gồm dược chất, dược liệu, tá dược và vỏ nang thì thuốc Đông y lại được bào chế từ đa số các loại thảo mộc như: Hoa, quả, thân cây, lá, rễ cây,… Nguyên liệu thu hái về sẽ được phơi hoặc sấy khô và sau đó được gọi là dược liệu

Thuốc Đông y bao gồm:

  • Thuốc Bắc: Các vị thuốc được khai thác, bào chế theo sách của Trung Quốc. Sau đó truyền sang và được phát triển bởi các lương y người Việt.

  • Thuốc Nam: Các vị thuốc do thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam.

thuoc Dong Y

Thuốc Đông Y - cần phải hiểu đúng để chữa trị bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe

Khác với y học phương Đông, phương Tây hầu như chữa bệnh dựa trên các kiến thức về sinh lý, giải phẫu, vi sinh,… cùng các thành tựu nghiên cứu của khoa học hiện đại. 

Ở phương diện khác và cổ xưa, phương thức chữa bệnh trong Đông y lại dựa trên nền tảng triết học cổ của phương Đông, đặc biệt thừa kế nhiều từ văn hóa Trung Hoa đó là: Âm Dương, Ngũ Hành. Theo đó, khi Ngũ Hành và Âm Dương được cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, việc chữa bệnh sẽ nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố này. 

Trong ẩm thực ăn uống cũng áp dụng quy luật Âm Dương, Ngũ Hành:

  • Cân bằng Âm Dương nghĩa là cân bằng đồ ăn mang tính Hàn (tính lạnh) - tính Nhiệt (tính nóng)

  • Cân bằng Ngũ Hành nghĩa là phối hợp ngũ vị. Ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau: vị chua thuộc Mộc vào tạng Can, vị cay thuộc Kim vào tạng Phế, vị mặn thuộc Thủy vào tạng Thận, vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ, vị đắng thuộc Hỏa vào tạng Tâm.

Cân bằng giữa thực phẩm theo quy luật Âm Dương, Ngũ Hành sẽ giúp cho cơ thể hài hòa, sức khỏe dồi dào, sống lâu trường thọ.

>>> Xem thêm: 

2. 8 Vị Thuốc Đông Y Trong Ẩm Thực Hằng Ngày

Trong ẩm thực hằng ngày, có thể bạn không để ý nhưng có những loại thực phẩm được liệt vào hàng vị thuốc mà trong Đông Y khuyến khích sử dụng thường xuyên để có tác dụng bồi bổ sức khỏe. 

Ý An xin giới thiệu cho các bạn 8 vị thuốc Đông Y trong ẩm thực hằng ngày kèm tác dụng và gợi ý các món ăn có thể bạn chưa biết: 

1. Táo tàu

  • Tác dụng: Theo Đông y táo tàu tính ôn vị ngọt của táo có tác dụng bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết an thần, có hiệu quả điều trị với người tỳ vị suy nhược, ăn ít, phân loãng, mệt mỏi, khí huyết không đủ, tim đập nhanh; táo có thể làm hài hoà các vị thuốc, làm giảm nhẹ tính kích thích và tính độc của một số thuốc. Nếu không có bệnh gì ăn táo cũng rất có lợi như trong “Thần nông bản thảo kinh” nói: “Cửu phục khinh thân diên niên”. Có nghĩa là ăn táo nhiều làm cho cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu. Táo dùng chung làm tăng khả năng an thần, giúp ngủ ngon vì nó chứa saponin có tác dụng an thần. Táo tàu chứa nhiều chất phenolic làm tăng hoạt tính chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

tao tau vi thuoc Dong Y

Táo tàu - vị thuốc Đông Y thần kì

  • Các món ăn gợi ý: Canh cam thảo-tiểu mạch-đại táo, Gà tiềm đông trùng hạ thảo táo tàu, Chè táo tàu nấm tuyết, Chè dưỡng nhan đông trùng hạ thảo táo tàu, Trà long nhãn táo đỏ, Gà hầm, Canh xương táo đỏ,…

2. Gừng:

  • Tác dụng: Trong y học cổ truyền, gừng tươi được gọi là sinh khương, là một trong những vị thuốc tân ôn giải biểu, có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm. Gừng tươi có tính ấm tác dụng giải cảm, tiêu đờm, chống nôn rất tốt, giảm đau và kháng viêm tự nhiên cực kỳ hiệu quả. Gừng có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu. Gừng có tác dụng mạnh phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, làm ấm dạ dày trong các trường hợp bụng đầy chướng, ăn không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh. Ngoài ra dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng, hành thủy, giải độc ngứa do bán hạ, cua cá, chim thú độc.

gung vi thuoc dongy

Gừng - gia vị thuốc Đông Y

  • Các món ăn gợi ý: Thịt bò xào gừng, Gà hầm, rau cải xào gừng, mứt gừng, trà gừng, cháo gừng hành, cá chép đậu đỏ gừng tươi, chè nếp gừng, bánh trôi nước gừng tươi,...

>>> Xem thêm: 

3. Nhãn nhục (hay còn gọi là long nhãn)

  • Tác dụng: Theo Đông y, long nhãn (cùi quả phơi hay sấy khô) vị ngọt, tính hơi ôn, vào kinh tâm và tỳ, có tác dụng ích tâm kiện tỳ, tư bổ khí huyết, ích trí an thần. Long nhãn được dùng cho các trường hợp lo âu, mất ngủ, ngủ mê, giảm trí nhớ, quên lẫn, loạn nhịp tim, sau đẻ mất sức, thiếu máu; bỏng nước sôi, bỏng lửa, chấn thương xuất huyết, sa thoát, lở ngứa ngoài da. 

long nhan vi thuoc dong y

Long Nhãn - vị thuốc Đông Y được tạo ra bằng cách sơ chế và sấy khô cùi nhãn.

  • Các món ăn gợi ý: Chè hạt sen nhãn nhục, chè sâm bổ lượng, chè nhãn nhục đường phèn, chè nhãn nhục táo đỏ,….

  • Khuyến cáo: không ăn long nhãn khi đói, trước lúc ngủ, khi đang đầy hơi chướng bụng.

4. Kỷ tử:

  • Tác dụng: Theo đó, kỷ tử có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Can, Phế, Thận và mang nhiều công dụng đối với sức khỏe. Kỷ tử có thể bổ cả âm lẫn dương, bổ máu, tăng cường máu, làm sáng mắt, khi đau lưng, di tinh, mắt mờ, huyết kém,… Đối với người trẻ, kỷ tử có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, bổ gan, giúp tinh thần phấn chấn. Đối với người già, giúp hạ mỡ máu, ổn định huyết áp, giảm thiếu nước bọt, miệng khô, đổ mồ hôi trộm, thường xuyên mất ngủ.

ky tu vi thuoc dong y

Kỷ tử - một vị thuốc Đông Y nổi tiếng 

  • Các món ăn gợi ý: trà câu kỷ tử hoa cúc, chè hạt sen long nhãn kỷ tử, cháo thịt bằm kỷ tử,…

5. Hoàng kỳ

  • Tác dụng: Theo sách Trung dược học trong hoàng kỳ có chứa saccaroza, nhiều loại axit amin, protid (6,16 -9,9%), cholin, betatain, axit folic,... có tác dụng làm tăng cường khí phổi, có lợi cho thận, bổ gan, giảm viêm thận mãn tính, cao huyết áp, tiểu đường, giãn nỡ mạch máu, phòng đột quỵ, hạ huyết áp, ngừa cảm lạnh, tăng sức đề kháng, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm béo, làm mướt da, đẹp da mặt….

hoang ky vi thuoc dong y

Hoàng Kỳ - một loại của 8 vị thuốc Đông Y trong các bữa ăn hằng ngày

  • Các món ăn gợi ý: Hoàng kỳ với hồng trà, Canh gà nấu với hoàng kỳ, Trà hoàng kỳ đương quy

6. Đương quy

  • Tác dụng: Đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết. Các thầy thuốc y học cổ truyền đã sử dụng các bài thuốc có vị đương quy để làm đẹp, nâng cao sức khỏe và điều trị các bệnh về tuần hoàn, hô hấp và sinh sản, chữa bệnh về nội tiết phụ nữ, chữa bụng đầy hơi, là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản, kích thích kinh nguyệt, và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da.

duong quy vi thuoc dong y

Đương quy -  vị thuốc Đông Y hay còn gọi là " Nhân sâm dành cho phụ nữ"

  • Các món ăn gợi ý: Rượu đông trùng hạ thảo đương quy, Cá nhồi sâm đương quy, Gà ác hầm sâm đương quy,...

  • Khuyến cáo: Không dùng đương quy cho phụ nữ đang mang thai (nguy cơ gây sẩy thai), không dùng đương quy cho trẻ em và phụ nữ đang cho con bú, và khi bị bệnh đái tháo đường, viêm loét hệ tiêu hóa hoặc có rối loạn về máu.

7. Hoài sơn (hay còn gọi là Củ mài)

  • Tác dụng: Theo y học cổ truyền hoài sơn có vị ngọt, tính bình, vào 4 kinh tỳ, vị, phế và thận. Hoài sơn hay còn được gọi với những tên khác là chính hoài, sơn dược, củ mài, củ khoai mài, củ lỗ, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người dân sử dụng từ hàng trăm năm đến bây giờ. Hoài sơn/Củ mài là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhân dân ta sử dụng hàng trăm năm, trong kháng chiến nhờ có củ mài mà bộ đội ta bảo đảm được nguồn lương thực để tiến hành chiến tranh du kích trong lòng địch). Thời kỳ đói kém, củ mài là một trong những lương thực giúp đồng bào ta chống đói. Tác dụng chính của hoài sơn là bồi bổ tỳ vị, bổ thận, tăng cường chức năng tiêu hóa điều trị các chứng ho hen, sinh tân dịch, cân bằng âm dương trong cơ thể, bổ thận tráng dương mạnh, giúp cường tinh, sáng mắt, tăng cường thính lực cho tai, đặc biệt tác dụng điều trị bệnh tiểu đường rất tốt. 

hoai son cu mai vi thuoc dong y

Hoài sơn - hay còn gọi củ mài là vị thuốc Đông Y trị bệnh tiểu đường 

  • Các món ăn gợi ý: Canh xương nấu củ mài, Cháo củ mài đậu đỏ, Chè củ mài long nhãn,…

8. Củ sen

  • Tác dụng: Củ sen còn gọi là liên ngẫu, là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có ích cho sức khỏe, nhất là với cơ quan hô hấp trong cơ thể. Củ sen thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và bệnh lao. Củ sen là "thần dược" thanh nhiệt, có tác dụng cầm máu, kiện tỳ, dưỡng vị, bổ khí, dưỡng huyết. Ngoài ra, củ sen còn cung cấp dinh dưỡng, cải thiện hệ miễn dịch, tiêu hóa, kiểm soát thần kinh, điều hòa huyết áp, thiếu máu rong kinh đối với phụ nữ, ngăn ngừa viêm nhiễm, chống viêm lợi.

cu sen vi thuoc dong y

Củ sen - một vị thuốc Đông Y thần dược thanh nhiệt cơ thể

  • Các món ăn gợi ý: Canh củ sen hầm sườn non, Chè củ sen sâm bổ lượng, Cháo củ sen, Gỏi củ sen, trà củ sen. 

---------

Hy vọng qua bài viết trên của Ý An, độc giả có thể hiểu hơn về các loại thảo mộc Đông Y để ứng dụng nhiều hơn trong các bữa ăn hằng ngày giúp bồi bổ cơ thể. 

FAQS

Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp, bạn vui lòng truy cập vào link để tra cứu thông tin cần thiết. Nếu không tìm thấy thông tin mong muốn, vui lòng chat với nhân viên tư vấn.